Bệnh tuyến giáp tự miễn là gì, có chữa được không?

Ngày đăng: 28-05-2020 18:40:40

Bệnh tuyến giáp tự miễn là tình trạng người bệnh có kháng thể kháng tuyến giáp. Bệnh thường gặp nhất ở đối tượng phụ nữ trung niên. Vậy bệnh tuyến giáp tự miễn là gì, có nguy hiểm không, chữa như thế nào?

1. Bệnh tuyến giáp tự miễn là gì?

Bệnh tuyến giáp tự miễn hay viêm tuyến giáp tự miễn là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp, gây ra các bệnh như suy giáp, cường giáp. Khi mắc viêm tuyến giáp tự miễn, người bệnh sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại tuyến giáp. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra được 3 loại kháng nguyên tuyến giáp gồm: Thyroglobulin, Microsom và kháng nguyên keo. Hệ miễn dịch của người mắc bệnh sẽ sinh ra các tự kháng thể chống lại các kháng nguyên này.

Hiện nay, có các loại bệnh tuyến giáp tự miễn như sau:

- Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto

- Viêm tuyến giáp cấp

- Bệnh tuyến giáp tự miễn bán cấp

- Viêm tuyến giáp không đau.

tuyến giáp tự miễn

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm giáp tự miễn. Một số giả thuyết được diễn ra, trong đó ý kiến bệnh gây ra do sự biến đổi về tính dung nạp của hệ miễn dịch (có thể kích ứng do môi trường hoặc cơ thể bị nhiễm khuẩn). Các tự kháng thể này không tấn công tế bào khỏe vẹn nhưng sẽ phá vỡ màng bảo vệ của tế bào bị tổn thương. Khi đó, cơ thể sẽ bị kích thích, tạo ra các kháng nguyên, tiếp tục kích thích cơ thể tạo kháng thể. Quá trình này diễn ra vòng tròn, lâu ngày sẽ phá hủy tuyến giáp. Khi tuyến giáp bị phá hủy sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiết hormone, gây ra bệnh tuyến giáp.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp tự miễn

Bệnh tuyến giáp tự miễn được chia ra 3 giai đoạn rõ rệt:

+ Giai đoạn 1 - khởi phát bệnh: Ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ không cảm nhận được triệu chứng nào, bệnh diễn ra âm thầm trong cơ thể.

+ Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, tuyến giáp bị viêm sẽ dần to lên kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau đầu. Các triệu chứng diễn ra không thường xuyên, khiến người bệnh không để tâm và khó phát hiện. Ở cổ xuất hiện bướu, sờ thấy khi nuốt, tồn tại độc lập, không dính vào các cơ quan xung quanh. Khi sờ vào người bệnh thường cảm thấy đau.

+ Giai đoạn 3 – bệnh biến chứng thành suy giáp: Bệnh tuyến giáp tự miễn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra bệnh suy giáp. Khi đó, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng rõ rệt như: mệt mỏi, uể oải, trí nhớ kém, da khô, nhịp tim chậm, dấu hiệu 2 mí mắt phù nhẹ. Bướu tuyến giáp tăng kích thước nhanh chóng, cứng, không đối xứng, không dính vào da. Nếu vị trí bướu chèn ép khí quản và thanh quản sẽ gây ra khó thở và khàn tiếng. Các hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp sưng to, mật độ bình thường. Khi tuyến giáp bị viêm càng nặng thì triệu chứng càng rõ ràng hơn.

tuyến giáp tự miễn

3. Viêm tuyến giáp tự miễn có chữa được không?

Bệnh tuyến giáp tự miễn có chữa được không là câu hỏi của nhiều người. Thật đáng mừng là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể dễ dàng chữa khỏi. Bệnh sẽ gây nguy hiểm nhất khi người bệnh là phụ nữ mang thai. Khi không điều trị kịp thời, viêm giáp tự miễn sẽ gây ra dị tật thai nhi, khiến thai nhi chậm lớn. Để chữa tận gốc viêm giáp tự miễn cần giảm kích thước kháng nguyên, ức chế tự miễn dịch, làm mất hiện tượng thâm nhiễm tế bào lympho.

uống thuốc

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để điều trị bệnh viêm tuyến giáp tự miễn là sử dụng thuốc. Loại thuốc được kê ở thuốc kháng viêm Corticoid. Bệnh nhân sẽ được kê Prednisolon trong 5 – 7 ngày đầu điều trị và theo dõi. Nếu kích thước bướu giảm, triệu chứng giảm thì liều dùng thuốc sẽ được hạ xuống. Đợt điều trị này sẽ kéo dài từ 3 – 6 tuần tùy vào sự tiến triển của bệnh nhân.

Để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân sẽ được dùng thêm hormone Thyroxine. Việc dùng hormone tuyến giáp này sẽ kéo dài từ vài tháng đến một năm, giải quyết tình trạng suy giáp. Một số trường hợp bệnh nhân phải dùng phẫu thuật để điều trị bệnh khi bướu tuyến giáp to chèn ép xung quanh.

Tóm lại, bệnh tuyến giáp tự miễn là bệnh phổ biến nhưng lại không nguy hiểm, có thể điều trị dễ dàng khi phát hiện sớm. Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như phát hiện sớm bệnh tật, bạn cần có thói quen khám sức khỏe 1 – 2 lần một năm. Đây là một trong những biện pháp giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353