Bướu tuyến giáp khi nào cần mổ?

Ngày đăng: 31-05-2020 11:12:58

Bướu tuyến giáp là một bệnh phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ trên 35 tuổi. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân có cần mổ hay không. Vậy khi nào bệnh nhân cần mổ bướu giáp?

Bướu tuyến giáp là gì?

Bướu tuyến giáp (hay còn gọi là bướu cổ) là tình trạng to lên bất thường của tuyến giáp. Bướu gồm hai loại là bướu giáp lành tính và bướu giáp ác tính (ung thư tuyến giáp). Bướu giáp lành tính tường không gây đau, không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Nếu bướu ở dạng ác tính, bệnh nhân sẽ phải điều trị ngay bằng nhiều phương pháp khác nhau, nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Không phải tất cả bệnh nhân mắc bướu tuyến giáp đều có triệu chứng. Các triệu chứng thường thấy của bệnh phải kể đến như: cổ dưới sưng to, cảm giác cổ họng bị siết chặt, ho, khàn tiếng, mất tiếng, khó nuốt, khó thở..... Tùy vào từng loại bướu tuyến giáp mà người bệnh sẽ có triệu chứng riêng khác nhau.

bướu tuyến giáp

Tùy thuộc vào tính chất của nhân bướu tuyến giáp mà bác sĩ sẽ chẩn đoán độ nguy hiểm của bệnh. Với bướu giáp nhỏ, có thể không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi. Bướu nhân ác tính không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như khí quản, thực quản. Bướu giáp ác tính gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, có thể gây tổn thương gan, phối, xương, não... nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Một số bướu giáp liên quan đến nội tiết như suy giáp, cường giáp sẽ gây nên tình trạng kiệt sức, sút hoặc tăng cân thất thường, mất ngủ, suy giảm sức khỏe của người bệnh.

Điều trị bướu tuyến giáp bằng phương pháp mổ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng trong điều trị bướu tuyến giáp như: quan sát, dùng thuốc, xạ trị iod, phẫu thuật, hóa trị,.... trong đó, phương pháp phẫu thuật tuyến giáp (mổ tuyến giáp) được sử dụng khá phổ biến.

phẫu thuật tuyến giáp

Khi sử dụng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định bệnh nhân phải cắt đi một phần hay hoàn toàn tuyến giáp. Các phương án được đưa ra bao gồm: cắt thùy giáp, cắt eo giáp, cắt giáp toàn phần, cắt giáp gần trọn,... Mổ tuyến giáp thường được chỉ định trong trường hợp bướu cổ lớn gây khó chịu, chèn ép các bộ phận xung quanh. Đây cũng là phương pháp được dùng khá dùng với bệnh K giáp. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể phải dùng levothyroxine thay thế khi chức năng tiết hormon tuyến giáp bị giảm.

Các trường hợp được chỉ định mổ bướu tuyến giáp

Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh bướu tuyến giáp cũng được chỉ định mổ. Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe và nguyện vọng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc xem có cần thiết phải mổ hay không. Các trường hợp sau đây được chỉ định bắt buộc phải mổ tuyến giáp:

  • Bướu giáp lành tính nhưng gây chèn ép khí quản, phế quản, thực quản.
  • Bướu giáp lớn gây mất thẩm mỹ.
  • Bướu giáp lành tính nghi ngờ ung thư
  • Bướu giáp lành tính kèm dấu hiệu cường giáp
  • Bướu nhân giáp được chẩn đoán ác tính (ung thư)
  • Bướu nhân giáp có kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính dược trên tế bào học hoặc siêu âm
  • Người bệnh mắc bướu tuyến giáp có tiền sử gia đình mắc K giáp

Biến chứng có thể xảy ra sau mổ

Tuy là một phương pháp điều trị bướu tuyến giáp an toàn, tuy nhiên, phẫu thuật cũng có thể để lại một số biến chứng như:

- Suy giáp là biến chứng hay gặp nhất khi phải mổ tuyến giáp hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ phải sống chung với bệnh vĩnh viễn và phải dùng hormon thay thế suốt đời.

-  Chảy máu và tụ máu vùng cổ gây bướu máu

- Nhiễm trùng tuyến giáp khi vết mổ không được xử lý tốt hoặc miễn dịch của bệnh nhân kém

- Khàn tiếng do tổn thương dây thần kinh quặt ngược thanh quản. Tổn thương này có thể đến từ tình trạng viêm, mô giáp chèn ép, thiếu máu nuôi tuyến giáp... Trong vòng 6 tháng, biến chứng này có thể biến mất. Nếu qua 6 tháng khàn tiếng không khỏi, triệu chứng này sẽ trở thành tổn thương vĩnh viễn.

- Phẫu thuật bướu tuyến giáp có thể dẫn đến hạ canxi máu, gây tổn thương 4 tuyến cận giáp tạm thời do thiếu canxi máu nuôi. Tình trạng này sẽ tồn tại vĩnh viễn nếu trong phẫu thuật và cắt hoàn toàn 4 tuyến cận giáp. Khi thấy các triệu chứng của hạ canxi máu như tê mặt, miệng, tứ chi, co cơ,.... bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời.

Khi được chỉ định mổ bướu tuyến giáp, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Sau mổ, nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, hãy tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp kịp thời.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353