Điều trị nhân tuyến giáp không phải điều khó khăn nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Để quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn, bạn cần thường xuyên ăn các đồ ăn có lợi cho quá trình chữa bệnh, hạn chế đồ ăn khiến nhân giáp phát triển mạnh hơn.
1. Nhân tuyến giáp là gì?
Nhân giáp là các khối hình tròn hoặc bầu dục hình thành bên trong tuyến giáp. Các khối này hình thành có thể do tình trạng sưng mãn tính hoặc xơ hóa các mô bất thường ở tuyến giáp. Đa số nhân giáp không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp và là khối u lành tính.
Khi bị nhân tuyến giáp, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:
- Tâm trạng lo lắng, bất an, buồn bã không rõ nguyên nhân
- Khó ngủ, hay tỉnh giấc
- Người không có sức, mệt mỏi, uể oải
- Cân nặng giảm nhanh không có lý do
- Nhịp tim nhanh
- Có nhu động ruột thường xuyên.
Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng nhân tuyến giáp không có biểu hiện rõ ràng. Họ chỉ có cảm giác vướng ở cổ khi nuốt và chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe thường xuyên. Khi phát hiện bệnh, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh cần để ý đến việc ăn uống hàng ngày.
2. Điều trị nhân tuyến giáp nên ăn gì?
Những nhóm thực phẩm sau đây sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị nhân tuyến giáp:
Thực phẩm chứa nhiều I-ốt
I-ốt là nguồn nguyên liệu để tuyến giáp tổng hợp ra hormone nhằm giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Ngoài ra, khi được cung cấp đủ I-ốt tuyến giáp sẽ hạn chế sự hình thành khối u và nhân. Vì vậy người bệnh mắc nhân tuyến giáp nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều I-ốt trong bữa ăn hàng ngày như: muối ăn bổ sung I-ốt, tảo biển, tôm, rong biển, sò biển,…Tuy nhiên với những người đang chữa nhân tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 cần bổ sung I-ốt lượng vừa phải theo tư vấn của bác sĩ.
Nhóm rau lá xanh
Các loại rau có màu xanh chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, sắt, magie,… có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, tuyến giáp rất cần những vi chất này để khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Một số loại ra xanh lá tốt cho bệnh nhân nhân tuyến giáp gồm: rau bina, rau diếp, mồng tơi, rau dền,… Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn các loại rau màu xanh thuộc họ củ cải, cải bắp, cải thảo, cải bẹ, cảnh xoăn,… bởi rau họ cải chứa isothiocyanates làm hạn chế sự hấp thu I-ốt của tuyến giáp, nhất là khi ăn sống. Khi ăn các loại rau này cần ăn ở mức độ vừa phải và chần hoặc luộc qua để phá hủy bớt isothiocyanates không tốt cho quá trình chữa nhân tuyến giáp.
Hải sản tốt cho quá trình chữa nhân tuyến giáp
Các loại hải sản như tô, cua, cá, ốc, ngao,… có chứa một lượng lớn vi chất sắt, kẽm, I-ốt, Omega-3, selen, vitamin A, vitamin B rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Đặc biệt, các loại cá giàu mỡ như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu chứa nhiều dầu cá, giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn. Người bệnh tuyến giáp nên ăn 3 bữa cá một tuần sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.
3. Chữa nhân tuyến giáp nên kiêng gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi kể trên, có một số nhóm thực phẩm gây bất lợi cho quá trình chữa nhân tuyến giáp. Các loại thực phẩm người bệnh nhân tuyến giáp không nên ăn gồm:
Đậu nành và các loại thực phẩm từ đậu nành
Mặc dù là một loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho tim mạch nhưng đậu nành lại là thực phẩm nên tránh khi chữa nhân tuyến giáp. Trong đậu nành có chứa một lượng lớn Isoflavone gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. Người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm như: đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, đậu nành lên men. Ngoài ra, có thể thay thế dầu ăn từ đậu nành bằng dầu ăn từ hạt hướng dương sẽ tốt cho tuyến giáp hơn rất nhiều.
Các thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong nhóm thực phẩm này chứa lượng lớn bột đậu tương, chất phụ gia và calo rỗng gây hại cho tuyến giáp. Ngoài ra, các thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng chất béo no cao, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thyroxin của tuyến giáp.
Không nên ăn nội tạng động vật khi chữa nhân tuyến giáp
Các bộ phận nội tạng như tim, gan, phổi, thận chứa hàm lượng lớn acid béo lipoic. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo này sẽ phá hủy hoạt động bình thường của tuyến giáp. Ngoài ra, acid lipoic cũng ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc điều trị nhân tuyến giáp khiến hiệu quả điều trị bệnh giảm.
Tránh ăn nhiều đường và chất xơ
Nhiều người thắc mắc vì sao cần hạn chế chất xơ bởi đây là một chất rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chất xơ lại cản trở quá trình hấp thu thuốc điều trị nhân tuyến giáp. Người bệnh vẫn cần chất xơ hàng ngày để đảm bảo hoạt động của cơ thể tuy nhiên cần ăn liều lượng phù hợp để không ảnh hưởng đến quá trình chữa nhân tuyến giáp.
Đường cũng là chất cần hạn chế dung nạp vào cơ thể khi mắc nhân tuyến giáp. Khi bị nhân tuyến giáp và các bệnh giác liên quan đến tuyến giáp, quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng sẽ bị ảnh hưởng. Lượng đường nạp và cơ thể không được chuyển hóa sẽ gây tăng cân nhanh, tiểu đường và mỡ máu cao.
Tránh thực phẩm chứa Gluten
Gluten là chất có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, đặc biệt là trong các loại thực phẩm như bánh mì, bánh quy, bánh ngọt các loại. Gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, tăng nguy cơ suy giáp và cường giáp ở người bệnh nhân tuyến giáp. Người bệnh cần thay thế thực phẩm từ lúa mì bằng lúa gạo hoặc yến mạch để giảm lượng gluten hấp thu vào cơ thể.
Tuyệt đối tránh bia rượu và các chất kích thích khi chữa nhân tuyến giáp
Các loại thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, soda, đồ uống có gas, cà phê sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, làm rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra các chất này còn khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, cản trở quá trình hấp thụ thuốc điều trị bệnh nhân tuyến giáp.
Có thể nói, việc bạn ăn gì uống gì ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa nhân tuyến giáp. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định ăn uống của bác sĩ để quá trình trị bệnh đạt kết quả cao nhất.
Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!