NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG

Ngày đăng: 10-03-2021 08:15:41

Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư nguy hiểm và có xu hướng gia tăng nhanh ở Việt Nam. Đa số bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, dẫn đến rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy, ngày càng nhiều người tầm soát ung thư vòm họng hàng năm nhằm phát hiện bệnh sớm, chữa trị nhanh chóng. Vậy ai là người cần thực hiện tầm soát ung thư vòm họng? Các bước tầm soát thế nào? Tầm soát ở đâu tốt nhất?

AI CẦN TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG?

Nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng và cần thực hiện tầm soát hàng năm:

- Người nhiễm virus Epstein-Barr: Đây là một virus thuộc nhóm Herpes, những người mắc ung thư vòm họng khi xét nghiệm gen đều nhận thấy sự có mặt của virus này.

- Người có bệnh nhiễm trùng tai mũi họng mãn tính.

- Những người làm trong ngành nghề có tiếp xúc nhiều với cao su, nhựa tổng hợp, khói bụi, hơi carbon, hóa chất, tia phóng xạ,... có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn.

- Những người có thói quen ăn uống đồ lên men chua, hay ăn đồ ôi thiu, cá muối, thịt hun khói, rau củ muối chua.... Đây đều là những thực phẩm có chứa hàm lượng cao Nitrosamine – một chất gây bệnh ung thư.

- Người có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng nhiều chất kích thích.

- Người có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng nên đi kiểm tra định kỳ bởi đây là bệnh có tính di truyền.

tầm soát ung thư vòm họng

Với nhóm đối tượng có nguy cơ cao này, việc tầm soát ung thư nên được thực hiện ít nhất 1 lần/ năm. Điều này sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, tránh việc bệnh bước vào di căn mới phát hiện như vậy rất khó điều trị.

CÁC BƯỚC TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG

Quá trình tầm soát ung thư vòm họng gồm có 5 bước cơ bản sau:

+ Bước 1 - Nội soi NBI: Đây là hình thức nội soi có thể phát hiện ra tình trạng tăng sinh mạch máu trong trường hợp khối u ác ở vòm họng mới xuất hiện. Việc nội soi sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy hình ảnh rõ nét của vòm họng và khối u. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong kết quả điều trị.

+ Bước 2 – Sinh thiết: Để đảm bảo kết quả được chính xác nhất, bác sĩ sẽ kết hợp nội soi NBI với sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy mô tế bào ở vị trí ung thu đang phát triển để quan sát rõ nét hơn qua kính hiển vi.

+ Bước 3 – Chọc hút hạch làm FNA: Đây là phương pháp chọc hút hạch cổ làm sinh thiết và chẩn đoán mô bệnh học nhằm xác định mức độ ung thư phát triển đến giai đoạn nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

+ Bước 4 -  Chụp CT Scan hoặc MRI: Phương pháp này giúp bác sĩ có thể quan sát được mức độ xâm lấn của khối u thông qua hình chụp CT.

+ Bước 5 – Xét nghiệm sinh hóa tế bào: Khi đã xác định được khối u trong vòm họng, bác sĩ sẽ tiến hành thử các phản ứng huyết thanh igA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353