Bệnh nhân cần ăn gì, kiêng gì khi đang điều trị ung thư dạ dày?

Ngày đăng: 08-10-2021 16:30:24

Điều trị ung thư dạ dày là một quá trình vô cùng gian nan và vất vả. Ngoài việc sử dụng thuốc hằng ngày, có lộ trình điều trị và thăm khám thường xuyên, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Dưới đây là các thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày nên và không nên ăn:

1. Người bệnh nên ăn gì khi điều trị ung thư dạ dày?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ góp phần giúp người bệnh ung thư dạ dày kéo dài sự sống. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, người bệnh đang điều trị ung thư dạ dày nên ăn các loại thực phẩm sau:

+ Nhóm thực phẩm chứa đạm: nhóm dưỡng chất đầu tiên người bệnh ung thư dạ dày cần chú ý bổ sung chính là chất đạm. Người bệnh có thể bổ sung đạm qua các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò. Ngoài đạm thì những thực phẩm này còn chứa nhiều sắt và kẽm rất tốt. Ngoài đạm từ thịt, người bệnh cũng cần bổ sung lượng đạm từ cá và hải sản. Nhóm thực phẩm này cung cấp lượng chất đạm lớn cùng rất nhiều vi chất và acid amin tốt cho cơ thể.

+ Nhóm chất béo không bão hòa: Có hai loại chất béo được cơ thể dung nạp là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa thường có trong mỡ động vật, bơ sữa.... không tốt cho sức khỏe. Người đang điều trị ung thư dạ dày được khuyến cáo sử dụng chất béo không bão hòa – loại chất béo chiết xuất từ thực vật (bơ, hạt hướng dương, hạt cải, dầu oliu, đậu nành...). Dưỡng chất này sẽ giúp hình thành cấu trúc tế bào cho cơ thể, cung cấp lượng năng lượng cao và đảm bảo an toàn.

+ Nhóm tinh bột: Tinh bột là nhóm chất cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là duy trì hoạt động của não bộ. Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột gồm có: lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai lang, khoai tây, khoai mì..... Người bệnh ung thư dạ dày nên hầm các loại thực phẩm này thành cháo hoặc súp để việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

+ Nhóm rau củ quả: Rau củ quả là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng vitamin, chất xơ vô cùng nhiều. Các chất này thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cấu thành nên các tế bào, đảm bảo hoạt động cho cơ thể. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày nên ăn nhiều rau củ quả trong bữa ăn, tốt nhất nên được hầm nhừ hoặc nấu chín mềm. Sau bữa chính, người bệnh có thể tráng miệng bằng các loại hoa quả như chuối, bưởi ngọt, các loại quả mềm và không chua.

Lưu ý khi chế biến thực phẩm cho người ung thư dạ dày, bạn cần phải làm thức ăn mềm, nấu nhuyễn và chia nhỏ bữa ăn khoảng 6 – 7 bữa một ngày để người bệnh hấp thu tốt nhất.

2. Người bệnh cần kiêng gì khi điều trị ung thư dạ dày?

Với người bệnh ung thư dạ dày, việc kiêng khem trong ăn uống phải vô cùng cẩn thận. Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Người bệnh cần tuyệt đối nói không với các loại thực phẩm sau đây:

+ Đồ hộp, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, hamburger....

+ Các loại quả có vị chua như: cam, chanh, bưởi chua, cóc, ổi, xoài chua,...

+ Các loại thực phẩm khiến dạ dày bị đầy hơi như: các loại đậu, các loại dưa muối, hành,...

+ Thực phẩm làm hỏng niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị viêm loét như: rượu, bia, ớt, tỏi, chè xanh, chè khô, cà phê,....

+ Các loại thực phẩm khiến dạ dày tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, nước sốt cá, nước suốt nhiều gia vị,....

3. Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày sau khi tiến hành phẫu thuật

Với người bệnh điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định chế độ dinh dưỡng riêng. Khi phẫu thuật, 1 phần dạ dày sẽ bị cắt đi tùy vào kích thước và sự lây lan của khối u. Vì vậy nguyên tắc đầu tiên là người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa như bình thường. Bệnh nhân cần ăn 6 – 8 bữa một ngày, lượng thức ăn mỗi bữa ít bằng 1/3 hoặc ½ bình thường nhằm đảm bảo dạ dày không bị quá tải. Sau khi cắt bỏ một phần dạ dày, người bệnh cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm như:

+ Thực phẩm giàu protein giúp cải thiện sức khỏe người bệnh, làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy.

+ Các loại ngũ cốc ít chất xơ giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng

+ Nhóm trái cây và rau củ cần chọn loại chí, mềm, khi ăn gọt vỏ và bỏ hạt

+ Sữa và sản phẩm từ sữa cần chọn loại đã tác béo hoàn toàn.

Tóm lại, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh cần đặc biệt tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, như vậy sẽ đảm bảo việc điều trị dễ dàng, tiên lượng sống tăng cao.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353