Những thông tin cơ bản về bệnh ung thư phổi

Ngày đăng: 02-04-2020 17:20:24

Ung thư phổi (K phổi) là một trong những bệnh ung thư khó chữa nhất hiện nay. Bởi vậy tỷ lệ tử vong bởi bệnh lý này là tương đối cao. Dưới đây là những chia sẻ của các bác sĩ thuộc Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này.

1. Ung thư phổi là như thế nào?

Đây là tình các tế bào ở phổi có sự tăng sinh bất thường, không thể kiểm soát và dẫn đến sự xuất hiện khối u ác tính ở phổi của bạn. Khi không được phát hiện và điều trị ngăn chặn kịp thời các tế bào này sẽ nhanh chóng lây lan ra các cơ quan bên ngoài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

ung-thu-phổi

Tế bào ung thư ở lá phổi

Bệnh ung thư phổi cùng với ung thư gan là những bệnh khó điều trị đồng thời có tỷ lệ người tử vong cao nhất hiện nay. Tuy nhiên nếu bạn phát hiện và tiến hành điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó khi được chẩn đoán mắc bệnh bạn không nên quá bi quan.

2. Triệu chứng nhận biết bệnh ung thư phổi

Đối với bệnh ung thư phổi, tùy thuộc vào từng loại khối u mà những triệu chứng ban đầu giúp nhận biết bệnh có thể không giống nhau. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất mà bạn cần nắm được.

  • Biểu hiện ở đường hô hấp: Người bệnh có triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè. Về lâu dài dẫn đến ho ra máu.
  • Biểu hiện toàn thân: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sốt, sụt cân, móng tay dùi trống…
  • Một số biểu hiện khác: Thường xảy ra khi ung thư chèn ép các cơ quan bên cạnh. Người bệnh thấy đau ngực, đau xương, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, khó nuốt...

triệu-chứng-ung-thư-phổi

Triệu chứng dễ nhận thấy ở bệnh ung thư phổi

Ngoài những triệu chứng thường gặp trên ở một số người còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tăng canxi, tăng tiết hormon chống bài tiết, sụp mí mắt.... Nói chung những triệu chứng của ung thư phổi thường khó nhận biết ở giai đoạn sớm của bệnh. Đôi khi dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý thuộc đường hô hấp khiến nhiều người chủ quan xem thường. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân thường phát hiện bệnh vào giai đoạn muộn dẫn đến khó điều trị và tăng nguy cơ tử vong. Do đó tốt nhất khi phát hiện mình có những bất thường tốt nhất bạn nên thăm khám sàng lọc bệnh càng sớm càng tốt.

3. Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi đã được chỉ ra khá rõ ràng. Dưới đây là những nguyên nhân chính mà bạn cần nắm để có thể chủ động hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Do thuốc lá:

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi. Một số thống kê cho thấy nguyên nhân do thuốc lá chiếm đến khoảng 85% các ca mắc bệnh ung thư phổi.

Như chúng ta đã biết trong khói thuốc có chứa đến 73 chất gây ung thư. Khi bạn hít khói thuốc sẽ làm cho tuyến đờm bị tắc nghẽn do tuyến nhầy bị thay đổi cấu trúc và giảm khả năng bài tiết. Dịch nhầy bị nhiễm các chất độc hại từ khói thuốc sẽ bị giữ lại trong phổi và khiến cho khả năng lưu thông, trao đổi không khí bị suy giảm.

Ngoài ra khói thuốc còn làm tăng tính đáp ứng đường thở, gây co thắt đường thở, dẫn đến khó thở. Những người hút khói thuốc sẽ vì thế mà dễ nhiễm virus, vi khuẩn. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lao phổi, viêm phổi mãn tính, tắc nghẽn phổi mãn tính và đặc biệt là ung thư phổi.

Do tiếp xúc với tia phóng xạ:

Nếu bạn thường xuyên làm việc tại các mỏ uranium, fluorspar, haematite... có thể khiến bạn tiếp xúc với các tia phóng xạ có chứa khí radon. Đây là một loại khí không màu, không mùi có thể gây ra những sự đột biến trong cơ thể và dẫn đến sự hình thành ung thư.

Ngoài ra khí amiăng cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc nếu hít phải khí amiăng sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi tăng đến 45 lần.

nguyên-nhân-ung-thư-phổi

Một số nguyên nhân gây nên ung thư phổi

Do không khí ô nhiễm:

Những người sống trong môi trường, không khí ô nhiễm cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là môi trường ô nhiễm có chứa các hạt bụi mịn, khí thải xe cộ, hàm lượng nitơ đioxit trong không khí tăng cao.... Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm không khí chiếm khoảng 2% các ca mắc bệnh ung thư phổi.

Do di truyền:

Theo ước tính yếu tố di truyền chiếm khoảng 8% các ca mắc ung thư phổi. Những tổn thương ADN về mặt di truyền sẽ ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các tế bào. Dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào mất kiểm soát, gây chết tế bào... Những tổn thương này càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ càng cao.

Nếu họ hàng bạn có người mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên khoảng 2 – 4 lần. Do vậy để phát hiện bệnh được sớm bạn nên kiểm tra sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt hơn.

4. Cách điều trị bệnh ung thư phổi

Tuy là bệnh khó điều trị nhưng nếu ung thư phổi được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh cũng khá cao và cơ hội sống trên 5 năm với người bệnh cũng khá lớn. Hiện nay bệnh được điều trị bằng các phương pháp sau.

Phẫu thuật:

Đây là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Bác sĩ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u còn nhỏ và chưa ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Phương pháp này giúp loại bỏ các thủy phổi chữa khối u. Bởi vậy nếu bạn phát hiện và điều trị bệnh được sớm ở giai đoạn này thì khả năng khỏi bệnh là rất cao.

Xạ trị:

Với những bệnh nhân mà khối u đã to nhưng chưa di căn đến các cơ quan xung quanh sẽ được chỉ định xạ trị. Bác sĩ sẽ sử dụng máy chiếu tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Khiến khối u bị phá hủy, làm nhỏ kích thước và ngăn chặn khối u phát triển.

máy-xa-tri-gia-toc

Máy xạ trị gia tốc đa lá chì hiện đại tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội

Mặc dù mang lại hiệu quả nhưng bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này thường phải đối diện với những tác dụng phụ như: Chán ăn, buồn nôn, rụng tóc.... Với phương pháp này thời gian sống sau điều trị của bệnh nhân là không giống nhau. Bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thể trạng bệnh nhân, cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng...

Hóa trị:

Hóa trị là sử dụng thuốc, hóa chất để làm chậm khối u phát triển, giảm kích thước khối u cùng các triệu chứng của bệnh. Đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.

Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn muộn khi mà các tế bào ung thư đã lan rộng và ảnh hưởng đến vùng xung quanh. Thường thì bệnh nhân cần điều trị kết hợp cả hóa trị và xạ trị để đạt được kết quả tốt nhất.

Một số phương pháp điều trị bệnh khác:

Ngoài những phương pháp chính trên ung thư phổi còn có thể được điều trị bằng các phương pháp như:

  • Điều trị đích ung thư phổi bằng cách sử dụng các loại thuốc điều trị nhắm trúng đích để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Điều trị miễn dịch để tiêu diệt các tế bào ung thư bằng các loại thuốc như Durvalumab, pembrolizumab…
  • Châm cứu giúp lưu thông khí huyết giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Massage, yoga, ngồi thiền giúp người bệnh thư giãn, thoải mái hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Sử dụng một số loại thảo dược để làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như các tác dụng phụ của quá trình điều trị bệnh....

Tuy nhiên các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh nên tham khảo thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về bệnh ung thư phổi mà bạn đọc có thể tham khảo. Để được hiểu rõ hơn về tình trạng của mình bệnh nhân có thể đến Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội thăm khám trực tiếp hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353