Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày?

Ngày đăng: 14-05-2020 17:31:19

Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh dạ dày thông thường. Vì vậy nếu bạn không có kiến thức về bệnh sẽ rất dễ nhầm lẫn và khó phát hiện được bệnh. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của các bác sĩ thuộc Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội trong bài viết sau để được rõ hơn về vấn đề này.

Ung thư dạ dày giai đoạn sớm là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ở dạ dày phát triển một nhanh chóng, mất kiểm soát và tạo thành các khối u. Các khối u ác tính này sẽ nhanh chóng xâm lấn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan xung quanh. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.

ung thu da dayUng thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao

Ung thư phát triển qua 4 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Trong đó giai đoạn 0 – 1 được coi là giai đoạn sớm của bệnh. Đây là giai đoạn mà mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư chưa quá nghiêm trọng, chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Lúc này kích thước khối u còn khá nhỏ nằm trong khoảng một vài mm đến 7cm và chưa gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của dạ dày.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và có đến 90% người bệnh sống sót sau 5 năm. Chính vì vậy việc nắm rõ các kiến thức về bệnh để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày

Để phát hiện và điều sớm bệnh ung thư dạ dày bạn có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh và tầm soát ung thư dạ dày. Cụ thể

Qua các biểu hiện lâm sàng:

 dau hieu ung thu da day

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Thực tế các biểu hiện lâm sàng của bệnh ở giai đoạn sớm thường không điển hình, không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày thông thường. Chính vì vậy khi nhận thấy mình có những dấu hiệu sau bạn không nên chủ quan vì nó rất có thể là do ung thư dạ dày gây nên. Hãy quan sát và thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nhất.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn.

- Thường xuyên bị đau bụng, đau từng cơn, càng dần càng trở nên nghiêm trọng dù dùng thuốc cũng không có dấu hiệu thuyên giảm.

- Thường xuyên có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Khi ăn còn thấy khó nuốt và hay cảm thấy nghẹn thức ăn ở cổ họng.

- Sau khi ăn thấy đầy bụng, rất khó chịu dù bạn ăn không nhiều. Đôi khi có thể buồn nôn và nôn không rõ lý do.

- Thường xuyên bị nôn ra máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

- Đi ngoài thấy phân màu đen cũng rất có thể là do ung thư dạ dày gây nên.

Những biểu hiện lâm sàng này rất có thể là của bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mình.

Tầm soát ung thư thực quản – dạ dày:

Đây là cách chính xác nhất và sớm nhất để phát hiện được bệnh ung thư dạ dày. Bạn nên thực hiện tầm soát bệnh định kỳ nhất là với những đối tượng có nguy cơ cao như từng thực hiện các thủ thuật liên quan đến dạ dày, trong gia đình từng có người mắc bệnh.... Thực hiện tầm soát ung thư thực quản – dạ dày bạn sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm như:

- Nội soi dạ dày để chẩn đoán, phát hiện ung thư giai đoạn sớm dựa trên sự phát triển từ lớp niêm mạc phủ phía trên hoặc phía dưới của ống tiêu hóa.

- Sinh thiết tổn thương nghi ngờ bằng cách lấy 1 mẫu mô nhỏ từ vùng không bình thường ở dạ dày. Bác sĩ sẽ quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán có bệnh hay không.

- Một số xét nghiệm kiểm tra cần thiết khác như xét nghiệm dấu ấn ung thư trong máu, chụp cắt lớp CT, chụp cắt lớp PET...

Tầm soát ung thư dạ dày là điều cần thiết với những đối tượng có nguy cơ cao như:

  • Người ngoài 50 tuổi.
  • Gia đình từng có người mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa.
  • Người có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc tá tràng mãn tính, từng nhiễm HP.
  • Những người có thói quen ăn mặn, thường xuyên ăn đồ nướng hoặc những thực phẩm kém chất lượng.
  • Những người có thói quen hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
  • Người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư dạ dày như đau bụng, ợ hơi, ợ chua…
  • Những người từng thực hiện các thủ thuật liên quan đến dạ dày như viêm teo niêm mạc dạ dày, viên chuyên sản ruột....

Đây là hai phương pháp giúp bạn nhận biết sớm được bệnh ung thư dạ dày. Bạn cần nắm rõ những thông tin này để có thể phát hiện điều trị bệnh được sớm nhất giúp quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất. Tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tầm soát ung thư dạ dày cần thực hiện ở những địa chỉ uy tín, tốt nhất là những cơ sở chuyên khoa chuyên điều trị ung thư. Hiện nay Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội đang thực hiện sàng lọc, phát hiện bệnh ung thư bằng các thiết bị y tế hiện đại. Nhờ đó có thể chẩn đoán hình ảnh được rõ nét và chính xác nhất. Cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhằm giúp bạn phát hiện sớm được bệnh ung thư dạ dày. Nếu còn điều gì chưa rõ bạn có thể chủ động liên lạc với các bác sĩ chuyên khoa hoặc gọi đến Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể hơn.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353