10 DẤU HIỆU BỆNH TUYẾN GIÁP DỄ NHẬN BIẾT NHẤT

Ngày đăng: 26-08-2020 10:15:28

Bệnh tuyến giáp là một bệnh lý phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 30% người trong độ tuổi 18 – 65 mắc bệnh lý tuyến giáp, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 5 lần nam giới. Nhiều người mắc bệnh nhưng lại không biết vì dấu hiệu bệnh thường dễ bị bỏ qua. Dưới đây là 10 dấu hiệu bệnh tuyến giáp dễ dàng nhận biết nhất:

1. Vùng cổ bị sưng, xuất hiện bướu

Đau và sưng vùng cổ là dấu hiệu bệnh tuyến giáp dễ nhận ra nhất. Tuyến giáp là tuyến nội tiết có kích thích lớn nhất, hình bướm và nằm ở trước cổ. Khi tuyến giáp có dấu hiệu bị viêm, tuyến giáp sẽ lập tức sưng lên dẫn đến cổ bị sưng. Ngoài ra, nếu thiếu I ốt, tuyến giáp cũng sưng to tạo thành các bướu lớn, không đau gọi là bướu cổ. Các bướu này sẽ gây khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống, hô hấp và nói chuyện.

2. Đau cánh tay và đau cơ khớp là dấu hiệu bệnh tuyến giáp

Đau cánh tay và đau cơ khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh trong đó có bệnh tuyến giáp. Đối với bệnh suy giáp, người bệnh sẽ có triệu chứng tê ngứa cánh tay do lượng hormone bị thiếu dẫn đến não nhận tín hiệu và gửi tín hiệu đến các cơ quan chậm. Với bệnh cường giáp, người bệnh sẽ gặp triệu chứng cứng khớp và khó phối hợp giữa các chi. Nhiều người bệnh khi thấy các dấu hiệu này thường nhầm lẫn với bệnh thần kinh và bệnh về tuần hoàn máu lên não.

đau cánh tay

3. Tóc và da kém sức sống

Khi cơ thể bị thiếu hormone tuyến giáp hoặc hormone bị rối loạn sẽ gây ra triệu chứng tóc khô, xơ, giòn, dễ gãy và dễ chẻ ngọn. Tình trạng này thường xảy ra ở người bệnh suy giáp do hormone tiết ra không đủ khiến tóc khó tăng trưởng. Người bệnh sẽ bị rụng lông, tóc số lượng lớn, da trở nên nhạy cảm, hay ngứa, nổi mẩn.

4. Rối loạn kinh nguyệt

Tuyến giáp ảnh hưởng rất nhiều đến nội tiết tố nữ, đặc biệt là hoạt động sản sinh estrogen. Chính vì vậy quá trình hành kinh hàng tháng liên quan mật thiết với tuyến giáp. Nếu bạn nhận thấy các kỳ kinh đến sớm hơn 25 ngày với tần suất cao thì bạn có nguy cơ bị suy giáp. Ngược lại nếu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày thường xuyên thì bạn có nguy cơ cao mắc cường giáp. Lượng hormone T3, T4 thay đổi sẽ làm hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt thay đổi. Từ đó các nang trứng trong tử cung cũng rối loạn theo, dẫn đến khó theo dõi ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai thành công.

5. Suy giảm ham muốn tình dục – dấu hiệu bệnh tuyến giáp dễ bị bỏ qua

Ít ai biết rằng việc suy giảm ham muốn tình dục là dấu hiệu bệnh tuyến giáp và dễ bỏ qua. Đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh sẽ bị nhầm lẫn đây là dấu hiệu mãn kinh của tuổi tác. Đa số các bệnh tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hoạt động tiết hormone. Nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ khiến mất cân bằng nội tiết tố cho cả nam và nữ, người bệnh sẽ không còn ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

giảm ham muốn tình dục

6. Thay đổi hàm lượng Cholesterol

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng cholesterol chỉ có hại khi hình thành mỡ máu và cục máu đông, điều này cực kỳ sai lầm. Cholesterol là chất không thể thiếu cho hoạt động của tế bào thần kinh cũng như sản xuất hormone để cơ thể hoạt động bình thường. Khi mắc bệnh tuyến giáp tỷ lệ cholesterol sẽ thay đổi thất thường. Vì vậy khi xét nghiệm máu bạn thấy nồng độ cholesterol thất thường hãy khám thêm tuyến giáp.

7. Đường ruột có vấn đề

Đường ruột và tuyến giáp thì có liên quan gì đến nhau? Câu trả lời là có. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của cơ thể trong đó có hoạt động đường ruột. Bệnh đường ruột là một dấu hiệu bệnh tuyến giáp. Người bệnh sẽ bị táo bón khi mắc cường giáp và tiêu chảy khi mắc suy giáp.

8. Huyết áp tăng cao

Hoạt động điều tiết hormone tuyến giáp ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ tim mạch. Hormone tuyến giáp làm kích thích, gây tăng giảm nhịp tim và lượng máu tim bơm đến các cơ quan của cơ thể. Nếu bạn không có vấn đề gì khác về sức khỏe mà huyết áp tăng giảm thất thường thì bạn có nguy cơ mắc bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp. Nếu tuyến giáp của bạn tăng cao, đây là triệu chứng của bệnh suy giáp.

9. Mệt mỏi kèm tâm trạng lo âu

Nếu bạn rơi vào tình trạng lúc nào cũng mệt mỏi, tâm trạng lo âu, buồn vui thất thường mà không có gánh nặng về công việc, không có rắc rối gì trong chuyện gia đình, tình cảm thì hãy cẩn thận với bệnh tuyến giáp. Khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, nồng độ hormone sẽ bị suy giảm, do đó các cơ sẽ bị thúc đẩy, căng cứng gây ra mệt mỏi. Đặc biệt, cường giáp còn khiến người bệnh mất ngủ và ngủ không sâu giấc dẫn đến mệt mỏi.

Việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp do suy giáp cũng khiến ảnh hưởng đến hàm lượng Serotonin trong não. Đây là một loại hormone có tác dụng khiến cơ thể cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Khi tuyến giáp hoạt động không tốt, lượng serotonin trong não bị giảm đi khiến bạn luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, uể oải.

10. Cân nặng thay đổi khác thường

Cân nặng là một dấu hiệu bệnh tuyến giáp tiêu biểu. Khi bạn không giảm cân, không tập luyện, không thay đổi chế độ ăn uống mà cân nặng giảm nhanh chóng thì hãy cẩn thận với bệnh cường giáp. Ngược lại, nếu bạn thấy ăn không ngon miệng, ăn với số lượng ít mà cân nặng vẫn tăng lên thì đó là dấu hiệu của bệnh suy giảm. Hãy để ý thật kỹ đến chỉ số cân nặng của mình bạn nhé!

Tóm lại, các dấu hiệu bệnh tuyến giáp thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Để có kết quả chính xác rằng bạn có mắc bệnh tuyến giáp hay không bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần một năm. Đây là cách vừa giúp bạn phát hiện bệnh tuyến giáp vừa phát hiện các bệnh khác nếu cơ thể mắc phải. Chúc bạn khỏe mạnh!

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353