Khi nào người bệnh phải mổ tuyến giáp?

Ngày đăng: 05-04-2020 14:52:04

Mổ tuyến giáp hay phẫu thuật tuyến giáp là một trong những phương pháp điều trị bệnh về tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay. Vậy khi nào người bệnh cần mổ tuyến giáp? Có các phương pháp mổ tuyến giáp nào? Khi mổ có gây nguy hiểm gì cho người bệnh không?

phẫu thuật tuyến giáp

Các trường hợp cần mổ tuyến giáp

Mổ tuyến giáp được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Người bệnh mắc ung thư tuyến giáp cần cắt bỏ toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tuyến giáp

- Người bệnh mắc u tuyến giáp lành tính đơn nhân hoặc đa nhân

- Người điều trị bướu giáp bằng thuốc nhưng không hiệu quả            

- Người bị u tuyến giáp lành tính gây ra biến chứng như chèn ép dây thần kinh thanh quản, khí quản khiến người bệnh khó thở hay khó khăn khi nói

- Bướu tuyến giáp phát triển tốc độ nhanh gây ra tình trạng xuất huyết ở lòng bướu

- U tuyến giáp dạng u nang

- Bệnh nhân mắc cường giáp (Basedow) không thể điều trị bằng phóng xạ I-131 như: phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.

Để biết chính xác bạn có cần mổ tuyến giáp hay không, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm hormone và siêu âm tuyến giáp để xác định vị trí khối u cũng như các biến đổi trong sản xuất hormone ở tuyến giáp. Sau khi hội chẩn cũng như phân tích đánh giá các phương pháp điều trị dựa trên tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhân có cần mổ tuyến giáp hay không.

Các phương pháp mổ tuyến giáp được áp dụng hiện nay

1. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Phương pháp mổ cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp được thực hiện sau khi bệnh nhân tiến hành cắt thùy tuyến giáp. Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ tuyến giáp và các hạch bạch huyết xung quanh. Thủ thuật này có thể thực hiện ngay sau khi cắt thùy giáp hoặc sau vài năm. Sau khi cắt đi toàn bộ tuyến giáp người bệnh phải bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời để đảm bảo hoạt động của cơ thể.

2. Cắt thùy tuyến giáp (có thể kèm theo cắt eo tuyến giáp)

Ở một số trường hợp, u tuyến giáp nằm ở thùy trái hay thùy phải. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mổ tuyến giáp và cắt bỏ một bên thùy nơi có khối u cư trú. Tuy nhiên ở một số trường hợp nhất định eo tuyến giáp kết nối hai thùy cũng bị loại bỏ để đảm bảo việc loại đi hoàn toàn khối u. Sau quá trình phẫu thuật tế bào khối u sẽ được kiểm tra nhằm phát hiện tế bào ung thư. Khi xuất hiện tế bào ung thư toàn bộ tuyến giáp sẽ bị cắt bỏ. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần được kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp thường xuyên nhằm đảm bảo lượng hormone thay thế phù hợp với hoạt động của cơ thể.

cắt tuyến giáp

Các phương pháp mổ tuyến giáp

3. Cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp

Ở phương pháp mổ tuyến giáp này bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn một bên thùy giáp, toàn bộ eo tuyến giáp và một phần của thùy còn lại. Mổ tuyến giáp gần như toàn bộ được chỉ định trong điều trị bướu cổ cỡ lớn, bệnh cường giáp do Graves hoặc thậm chí là ung thư tuyến giáp. Phương pháp này để lại một phần nhu tuyến giáp để cung cấp lượng hormone cơ thể cần. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần bổ sung hormone tuyến giáp từ bên ngoài nhằm đảm bảo lượng hormone cơ thể cần.

Rủi ro của người bệnh sau khi mổ tuyến giáp

Mổ tuyến giáp là một phương pháp phổ biến khi điều trị các bệnh tuyến giáp hiện nay. Bên cạnh những ưu điểm như: dễ thực hiện, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ tái phát bệnh thấp, chi phí hợp lý,…. Thì mổ tuyến giáp cũng có một số rủi ro cho người bệnh như:

- Khàn tiếng, mất tiếng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều này là do trong khi mổ tuyến giáp dây thần kinh thanh quản bị tổn thương.

- Cơ thể bị rối loạn chức năng kiểm soát nồng độ canxi trong máu, thiếu hụt hàm lượng canxi. Khi mổ tuyến giáp nếu kỹ thuật không cao sẽ gây tổn thương tuyến cận giáp – cơ quan kiểm soát nồng độ canxi trong cơ thể. Khi nồng độ canxi xuống thấp sẽ gây ra hiện tượng cơ bắp bị co thắt, chân tay tê cứng, xương giòn dễ gãy.

- Vết mổ nếu không được xử lý tốt sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng, chảy máu, hình thành các cục máu đông cực kỳ nguy hiểm.

vết sẹo khi mổ tuyến giáp

Vết sẹo sau khi mổ tuyến giáp

Có thể nói mổ tuyến giáp là một phương pháp phổ biến trong điều trị K giáp và các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Để đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu tối đa các biến chứng sau mổ, người bệnh cần đến những bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện phẫu thuật. Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội là đơn vị tuyến đầu trong điều trị các bệnh tuyến giáp nói chung và K giáp nói riêng của Bộ Quốc phòng. Người bệnh có thể yên tâm khi điều trị bệnh tại đây. Đội ngũ y bác sĩ của Viện với chuyên môn vững vàng cùng thái độ tận tâm sẽ thực hiện thủ thuật mổ tuyến giáp một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353