Ai Cần Sàng Lọc Ung Thư Vú?

Ngày đăng: 26-10-2020 11:21:34

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Để nâng cao hiệu quả điều trị, việc phát hiện bệnh sớm thông qua sàng lọc có ý nghĩa rất lớn. Vậy đối tượng nào cần sàng lọc ung thư vú? Các biện pháp sàng lọc được thực hiện như thế nào?

AI CẦN LÀM SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ

Ung thư vú là bệnh ác tính, xảy ra khi các tế bào tuyến vú tăng sinh không kiểm soát và phát triển thành khối u. Khối u này làm tổn thương các khu vực xung quanh, di căn đến các cơ quan nội tạng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đây là bệnh ung thư có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi sắc tộc, vì vậy bạn không được chủ quan. Nếu thuộc các nhóm sau đây, hãy đi sàng lọc ung thư vú sớm nhất có thể:

1. Người có nguy cơ mắc ung thư vú

Đây là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường:

♦ Phụ nữ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng lớn. Đa phần bệnh nhân ung thư vú có độ tuổi trên 40

♦ Gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư vú như: mẹ ruột, chị gái, em gái.... mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên

♦ Trong gia đình có người mắc ung thư vú và ung thư tử cung

♦ Người có gen đột biến BRCA1 và BRCA2

♦ Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia

♦ Người có chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện sớm và thời gian tiền mãn kinh đến muộn

♦ Người sử dụng các loại hormone liên quan đến nội tiết tố trong thời gian dài

♦ Người sinh con khi lớn tuổi hoặc phụ nữ không có con

♦ Phụ nữ bị thừa cân, béo phì.

2. Người có dấu hiệu mắc bệnh ung thư vú

Ngoài các nhóm đối tượng trên, nếu bạn có các triệu chứng lâm sàng của ung thư vú như dưới đây thì việc kiểm tra sàng lọc cũng cần được thực hiện sớm:

♦ Xuất hiện khối u bất thường ở khu vực vú, sờ vào thấy cứng chắc, không đau.

♦ Vùng da xung quanh vú có dấu hiệu sần sùi, thay đổi màu sắc, tiết dịch bất thường hoặc trở nên thâm quầng.

♦ Khu vực núm vú tiết dịch bất thường hoặc có máu, mủ,...

♦ Núm vú bị thụt vào trong, có thể kèm theo cảm giác đau hoặc không

♦ Xuất hiện hạch ở khu vực cổ hoặc hạch ở nách

Với các triệu chứng trên, bạn sẽ được bác sĩ khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đánh giá yếu tố nguy cơ để xác định bạn có mắc ung thư vú không. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp sàng lọc cần thiết để khẳng định kết quả.

3 BIỆN PHÁP SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ KẾT QUẢ CHÍNH XÁC NHẤT

Hiện nay có khá nhiều phương pháp sàng lọc ung thư vú khác nhau. Trong đó, 3 phương pháp dưới đây được áp dụng nhiều với kết quả chính xác cao:

1. Siêu âm vú

Phương pháp siêu âm vú là sử dụng sóng siêu âm nhằm phát hiện những bất thường ở khu vực tuyến vú thông qua tái hiện hình ảnh phản hồi từ sóng. Qua đó ta có thể thấy được những tổn thương nằm sâu trong mô vú mà các tổn thương này không thể phát hiện được qua thăm khám lâm sàng thông thường. Bác sĩ cũng sẽ xác định được phần nào bản chất của tổn thương thông qua hình ảnh siêu âm.

Ưu điểm của phương pháp siêu âm sàng lọc ung thư vú là nhanh chóng, thuận tiện, cho kết quả ngay lập tức, có thể thực hiện nhiều lần. Hơn nữa, phương pháp này cũng không gây độc hại hay tác dụng phụ cho người bệnh. Chính vì vậy, đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong tầm soát ung thư vú. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là kết quả dự đoán bệnh phụ thuộc rất nhiều vào người thực hiện siêu âm. Bác sĩ siêu âm có kinh nghiệm càng nhiều, chuyên môn càng sâu thì kết quả đọc phiếu siêu âm càng chính xác. Do vậy, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư vú qua siêu âm tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm và vững chuyên môn.

2. Sàng lọc ung thư vú bằng biện pháp chụp X-quang vú

Chụp X-quang tuyến vú hay còn được gọi là phương pháp chụp nhũ ảnh sử dụng phương tiện phát tia X chuyên biệt trong việc chụp mô vú. Việc chụp X-quang diễn ra nhanh chóng, thuận tiện cho người bệnh. Tuy nhiên, quá trình chụp X-quang cần tiến hành động tác đè ép mô vú sát lại, gây khó chịu cho chị em.

Lưu ý, phương pháp chụp X-quang không nên thực hiện trong những ngày gần kinh nguyệt hay trong kỳ kinh bởi lúc này nồng độ hormone tăng cao, tuyến vú sẽ căng tức hơn bình thường, sàng lọc lúc này sẽ gây ra các nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh. Thời điểm tốt nhất để thực hiện chụp X-quang là sau 1 tuần sạch kinh.

3. Xét nghiệm gen

Đột biến gen BRCA1 và BRCA2 là nguyên nhân lớn dẫn đến ung thư vú. Do vậy, việc tầm soát đột biến gen có vai trò rất quan trọng trong việc sàng lọc ung thư vú. Xét nghiệm gen sẽ cho ra kết quả chính xác, đánh giá đúng tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là thông tin bạn cần biết về sàng lọc ung thư vú. Hiện nay, tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội đã có gói sàng lọc ung thư vú, được khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ hàng đầu trong chuyên khoa ung thư. Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội được coi là đơn vị chuyên điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp và ung thư tuyến giáp và các bệnh ung thư khác. Hiện nay, Viện thực hiện khám chữa bệnh cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng nhân dân có nhu cầu. Viện cũng có dịch vụ khám chữa bệnh tự nguyện cho nhân dân với hơn 100.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị hàng năm. Năm 2016, Viện được Nhà nước phong tặng: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng ba cho những nỗ lực và cố gắng của mình.

Người bệnh có nhu cầu thực hiện thăm khám và điều trị bệnh ung thư vú vui lòng liên hệ:

VIỆN Y HỌC PHÓNG XẠ VÀ U BƯỚU QUÂN ĐỘI

Địa chỉ: Số 18 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội

Zalo:  https://bit.ly/2GMVAIQ - Youtube:  https://bit.ly/2G53exF

Hotline: 0243.855.2353

Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6: 7h30 đến 16h30

Fanpage tương tác người bệnh: https://www.facebook.com/ungthutuyengiapubqd/

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Thẻ: , , , , , , ,

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353