Chẩn đoán giai đoạn và điều trị Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Ngày đăng: 26-03-2020 15:20:38

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa là một loại ung thư tuyến giáp hiếm gặp, chỉ chiếm 1% tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên đây lại là thể K giáp có tỷ lệ tử vong cao, thời gian tiến triển nhanh, khó phát hiện. Tỷ lệ bệnh nhân K giáp thể không biệt hóa sống trên một năm chỉ dưới 20%. Dưới đây là thông tin về ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa:

I. Chẩn đoán và phân loại giai đoạn ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa:

  1. Chẩn đoán:

- Xuất hiện khối u vùng cổ trước, phát triển nhanh (người bệnh dễ phát hiện)... có thể kèm theo các triệu chứng như: khó nói, khó thở, nuốt nghẹn, sờ thấy hạch cổ..

- Đa số ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa chẩn đoán xác định sau mổ. Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm tế bào trước phẫu thuật giúp định hướng chẩn đoán.

- Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật tái phát sớm (dưới 4 tuần) cần hội chẩn lại tiêu bản mô bệnh học.

  2. Phân loại giai đoạn:

Phân loại giai đoạn ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa được xếp vào giai đoạn IV và chia thành :

- Giai đoạn IVa: T1-3a     N0/Nx       M0

- Giai đoạn IVb:  T1- 3a   N1             M0

                             T3b     N bất kỳ    M0

                              T4      N bất kỳ     M0

- Giai đoạn IVc:   T bất kỳ    N bất kỳ   M1

II. Điều trị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị chuẩn trong ung thư tuyến giáp không biệt hóa bởi:

          - Do tính hung hăng của bệnh nên ưu tiên việc kiểm soát đường thở: Có thể điều trị bổ trợ trước (hóa chất, tia xạ) để thu nhỏ thể tích tuyến giáp trước phẫu thuật; phẫu thuật ngay nếu điều kiện cho phép; hoặc điều trị triệu chứng.

          - Việc mở khí quản chủ động không được khuyến cáo thường quy cho mọi giai đoạn bệnh.

          - Kết quả từ 1 số nghiên cứu pha I/II và các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy phẫu thuật, sau đó xạ trị, hóa chất (hóa xạ trị đồng thời) cho kết quả tốt hơn phẫu thuật và xạ trị (thời gian sống thêm (OS) trung bình 11, 2 tháng so với 9,3 tháng). Đối với bệnh nhân chưa có di căn và thể trạng cho phép thì hóa xạ đồng thời cho kết quả đáp ứng tốt hơn đối với cả R0, R1, R2. (R0: diên cắt không còn tế bào u; R1: diện cắt còn tế bào u trên giải phẫu bệnh; R2: còn tế bào u trên đại thể)

          - Đối với giai đoạn IVc, xạ trị giảm nhẹ giúp lưu thông đường thở và điều trị toàn thân được khuyến cáo. Trước kia, Doxorubincin hay dược sử dụng ( cũng là thuốc duy nhất được  FDA chấp nhận) nhưng ngày nay, ưu thế nghiêng về các thuốc mới như Cis, Paclitaxel...     

+ Nghiên cứu FACT so sánh hiệu quả điều trị của Paclitaxel/ Carboplatin  kết hợp hoặc không kết hợp với fosbretabulin cho kết quả: tỷ lệ sống sót sau 1 năm 26% vs 9% ( CP/ fosbretabulin vs CP); không có sự khác biệt về thời gian bệnh tiến triển.

III. Một số phác đồ điều trị K giáp thể  không biệt hóa:

  1. Giai đoạn IVb ( áp dụng cho mọi R):

          -  Phẫu thuật + tia xạ + hóa chất ( 6 chu kỳ: Paclitaxel/ Carbo  hoặc Doxo/Cis, hoặc đơn chất... tùy theo thể trạng bệnh nhân).

Máy xạ trị gia tốc đa lá chì Precise hiện đại tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội 

          -  Phẫu thuật + Hóa xạ trị ( 2 chu kỳ hóa chất 21 ngày, hoặc dùng theo tuần) và  4 chu kỳ bổ trợ sau.

  2. Giai đoạn IVc:

Ưu tiên đảm bảo đường thở bằng phẫu thuật, Tia xạ palliative ( tia xạ triệu chứng), sau đó hóa chất toàn thân.

Lưu ý: Vì bệnh tiến triển nhanh, không có phác đồ điều trị chuẩn nên tùy theo điều kiện trang bị của từng bệnh viện và thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ  lựa chọn biện pháp điều trị K giáp thể không biệt hóa tối ưu nhất.

Hiện nay, tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội, bệnh ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa được chẩn đoán và điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất, giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Để được tư vấn và đặt lịch khám bệnh, bệnh nhân hãy gọi vào số máy: 0243.855.2353

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353