Tuyến giáp là gì, có vai trò và hoạt động thế nào?

Ngày đăng: 10-05-2020 11:32:48

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sống và phát triển của cơ thể. Đây là tuyến nội tiết lớn nhất, có chức năng tiết hormon T3 và T4 không thể thay thế. Vậy tuyến giáp hoạt động như thế nào?

1. Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có kích thước lớn, hình bướm, nằm ở phía sau thanh quản và phía trước khí quản. Kích thước của tuyến giáp khoảng 2 inch. Tuyến giáp có cấu tạo gồm 3 phần: thùy trái, thùy phải và eo tuyến giáp kết nối 2 thùy. Một số người không có eo tuyến giáp mà chỉ tồn tại hai thùy riêng biệt bám vào sụn giáp. Các túi tuyến giáp có đường kính từ 150 – 300 micron.

tuyến giáp là gì2. Chức năng của hormon tuyến giáp

Chức năng quan trọng nhất của tuyến  giáp là gì? Đó chính là chức năng sản xuất ra hormon. Nó sản xuất chủ yếu ra hai loại hormon là thyroxine (gọi tắt là T4) và triiodothyronine (gọi tắt là T3). Trong đó, lượng hormon T3 là 20%, lượng hormon T4 là 80%. Sau khi được tuyến giáp tiết ra, các enzyme đặc hiệu trong các mô khác như gan hoặc thận có thể chuyển T4 thành hormone hoạt động T3. Chỉ số T3, T4 bình thường (đối với người trưởng thành) khi hormon T3 đạt mức 1.3 – 3.1 nmol/l hoặc 0.8-2.0 ng/ml. Các trị số của T3 sẽ tăng giảm tương ứng với T4, tuy nhiên, ở một số trường hợp mắc bệnh nhiễm độc tuyến giáp do T3 thì T3 tăng nhưng T4 lại bình thường.

Khi nhắc đến chức năng của tuyến giáp đối với cơ thể con người, có một số chức năng quan trọng như:

- Tác động và điều tiết hoạt động của tuyến sữa và tuyến sinh dục.

- Kích thích lượng máu qua tim, tăng nhịp tim, kích thích hô hấp cung cấp oxy cho sự chuyển hóa ở các mô và cơ quan.

- Tăng hoạt động chuyển hóa ở tế bào, tăng cường chuyển hóa chất béo và glucid giúp cơ thể giảm cân hiệu quả.

- Tăng cường hoạt động của não bộ và thần kinh, giúp não bộ tập trung.

- Giúp các tế bào trong cơ thể sinh trưởng và phát triển

- Duy trì hàm lượng canxi và oxy trong máu ở mức ổn định.

Ngoài ra, chức năng cụ thể của hai loại hormone tuyến giáp như sau:

- Hormon T3 là loại hormon quan trọng nhất mà tuyến giáp tiết ra, ảnh hưởng đến hoạt động của hầu hết cơ quan trong cơ thể. Hormon T3 chị tạo ra 20% bởi tuyến giáp, số còn lại chủ yếu được tạo ra từ gan. Tại cơ quan này, phản ứng khử Iod của T4 diễn ra bởi chất xúc tác là men gan.

- Hormon T4 là thành phần sinh lý trong vòng điều hòa hoạt động tuyến giáp, tác động đến quá trình chuyển hóa chung của cơ thể.

hormon tuyen giap duoc san sinh ra nhu the nao

Ngoài ra, còn có các tế bào sản xuất hormone khác trong tuyến giáp gọi là tế bào C. Những tế bào này sản xuất  calcitonin. Calcitonin đóng vai trò điều chỉnh nồng độ canxi và phốt phát trong máu, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe và duy trì sự chắc khỏe cho xương của bạn.

3. Hoạt động của tuyến giáp

Cũng giống như các tuyến nội tiết khác trong cơ thể, hoạt động của tuyến giáp là tiết hormon, phóng hormon vào máu để hormon đi khắp cơ thể và thực hiện chức năng của nó. Hiệu đơn gairn, tuyến giáp giống như một nhà máy sản xuất hormon T3, T4 sau đó phóng thích chúng đi khắp cơ thể. Nguyên liệu để tạo ra hormon tuyến giáp là iod trong thực phẩm hàng ngày. Điều khiển và cân bằng hoạt động của tuyến giáp có vùng dưới đồi (trong não) và tuyến yên.

Vùng dưới đồi tạo ra TRH hay còn gọi là TSH Relesing hormon, truyền tín hiệu đến tuyến yên để tăng hoạt giảm sản xuất TSH. Sự giải phóng hormon kích thích hoạt động tuyến giáp TSH sẽ điều chỉnh hàm lượng hormon T3, T4 tăng hoặc giảm. Khi nhận thấy hàm lượng T3 và T4 trong máu thấp, tuyến yên sẽ tiết nhiều TSH và ngược lại.

Sau khi được phóng thích vào máu, hormon T3 và T4 sẽ tồn tại dưới 2 dạng: dạng 1 gắn với protein huyết tương chủ yếu là TBG (thyroxine binding globuline), 1 phần gắn với TBA và TBPA; dạng 2 là dạng tự do FT3 (Free Triiodothyroxine) FT4 (Free Thyroxine), chỉ chiếm 1 phần nhỏ của T3 và T4 nhưng lại thể hiện chức năng sinh lý rất rõ ràng.

Khi T3 và T4 đi vào máu sẽ điều chỉnh tốc độ chuyển hóa hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Ví dụ, T3 và T4 điều chỉnh nhịp tim của bạn. Nếu T3 và T4 hoạt động kém, nhịp tim sẽ chậm lại, lượng máu và oxy đi vào cơ thể sẽ thấp hơn. Với nhu động ruột cũng tương tự. Khi T3 và T4 thấp, hoạt động của nhu động ruột sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng táo bón.

Có thể thấy, tuyến giáp ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của tuyến giáp và sức khỏe tổng thể, bạn cần khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/ năm nhằm phát hiện bệnh tuyến giáp sớm nhất. 

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353