Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Ngày đăng: 10-08-2020 14:26:46

Cắt bỏ tuyến giáp hay còn gọi là phẫu thuật tuyến giáp là một phương pháp phổ biến để điều trị bệnh tuyến giáp. Vậy cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật ra sao?

KHI NÀO CẦN CẮT BỎ TUYẾN GIÁP?

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới để điều trị bệnh tuyến giáp. Người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp nhằm phục vụ quá trình điều trị. Cụ thể:

+ Cắt bỏ một phần tuyến giáp: Phương pháp này thường được chỉ định với khối u lành tuyến giáp. Khi có khối u lành tuyến giáp xuất hiện, khối u to chèn ép lên các cơ quan xung quanh, người bệnh sẽ được chỉ thị phẫu thuật. Ngoài ra, với trường hợp người bệnh bị u ác nhưng khối u thể nhú, mới xuất hiện, chỉ ảnh hưởng đến một bên thùy giáp thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt đi một phần tuyến.

+ Cắt toàn bộ tuyến giáp: Đây là phương pháp quan trọng nhằm điều trị ung thư tuyến giáp. Gần như 100% người bệnh mắc K giáp đều phải tiến hành phẫu thuật. Với ung thư tuyến giáp thể nhú phát triển lan ra cả tuyến, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tủy, K giáp thể không biệt hóa, K giáp di căn hạch sẽ phải tiến hành cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Sau đó người bệnh sẽ được điều trị bằng I ốt phóng xạ để loại bỏ hoàn toàn nhân ung thư.

phẫu thuật

CẮT BỎ TUYẾN GIÁP CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ TỚI SỨC KHỎE KHÔNG?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, rất nhiều người bệnh thắc mắc rằng sau khi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Câu trả lời là CÓ! Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phẫu thuật và độ phục hồi của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Trong quá trình phẫu thuật cắt tuyến giáp, hai biến chứng thường gặp nhất là chảy máu và nhiễm trùng. Đây là hai biến chứng cực kỳ nguy hiểm bởi sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phẫu thuật, sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi hai biến chứng này hiện nay đã được giảm thiểu rất nhiều, tỷ lệ xảy ra cực kỳ thấp, chỉ khoản 2%. Phương pháp phẫu thuật ngày càng phát triển, mổ nội soi ra đời làm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng mất máu và nhiễm trùng ở người bệnh.

Sau quá trình phẫu thuật, sức khỏe của người bệnh sẽ bị một số ảnh hưởng không tránh khỏi như:

- Cảm giác đau họng, khó nuốt, khó chịu ở cổ họng. Người bệnh có thể được kê thuốc giảm đau hoặc chườm đá để khiến cảm giác này biến mất.

- Để lại vết sẹo sau phẫu thuật ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu người bệnh thực hiện phương pháp mổ truyền thống, vết sẹo sẽ to và sâu hơn. Với phương pháp phẫu thuật nội soi, vết sẹo sẽ nhỏ và mờ.

so sanh mổ mở và mổ nội soi

- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do quá trình tiết hormone tuyến giáp bị ảnh hưởng hoặc biến mất hoàn toàn. Lúc này người bệnh cần bổ sung hormone thay thế, việc sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU KHI CẮT BỎ TUYẾN GIÁP

Sau khi thực hiện cắt bỏ tuyến giáp, cuộc sống của người bệnh sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Nếu người bệnh cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, việc sử dụng hormone thay thế là điều bắt buộc. Loại hormone này sẽ thay thế T3 và T4 tuyến giáp tiết ra, đảm bảo hoạt động sống của cơ thể. Người bệnh bắt buộc phải sử dụng hormone thay thế suốt đời. Với người bệnh phải cắt bỏ một phần tuyến giáp, việc bổ sung lượng hormone bao nhiêu, trong thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ tính toán để đưa ra liều lượng phù hợp.

Một tin mừng là việc thay đổi hàm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể không diễn ra đột ngột, cơ thể dễ dàng thích nghi. Theo như nghiên cứu thì trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cảm thấy bình thường ngay cả khi chưa bổ sung hormone từ bên ngoài do hàm lượng hormone tuyến giáp còn lại trong cơ thể.

Tóm lại, cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật, tay nghề của bác sĩ cũng như việc tuân thủ điều trị của người bệnh. Người bệnh sau phẫu thuật cần tuân thủ quy định tái khám 6 tháng – 1 năm một lần, nhằm đảm bảo quá trình phẫu thuật thành công nhất. Hãy thực hiện các lời khuyên của bác sỹ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng các loại thuốc cần dùng một cách đúng nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353