Ung thư dạ dày giai đoạn cuối diễn biến rất phức tạp và gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Liệu khi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì có thể điều trị được không, bệnh nhân sống được bao lâu? Để có câu trả lời mời bạn cùng tham khảo những thông tin trong bài viết sau.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là như thế nào?
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là tình trạng khối u, các tế bào ung thư đã phát triển một cách mạnh mẽ và ảnh hưởng, di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đây là giai đoạn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh nhân lúc này có những triệu chứng điển hình như:
- Xuất hiện các khối u ở vùng bụng, bụng nổi lên các khối u rắn chắc và dễ dàng sờ được.
- Bệnh nhân thường bị nóng rát dạ dày, trào ngược dạ dày, thường xuyên ăn không ngon, chán ăn, thiếu máu, mất ngủ, ngủ không ngon.
- Thường xuyên bị đau ở vùng bụng, các cơn đau ngày một dữ dội hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm dù bạn đã dùng thuốc giảm đau.
- Thường xuyên buồn nôn và nôn ra máu do khối u chèn ép vào dạ dày khiến cho thức ăn bị đẩy ngược lên.
Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường khiến cho bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi và sức khỏe bị suy kiệt nghiêm trọng. Vì các dấu hiệu bệnh ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng nên rất nhiều người chủ quan không thăm khám sớm. Dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không?
Các bác sĩ chuyên khoa tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội cho biết, việc điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất khó khăn do các tế bào ung thư đã di căn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể và gây nên những tổn thương vĩnh viễn. Vì vậy rất khó để loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi cơ thể.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất khó điều trị
Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này chỉ có ý nghĩa làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị kết hợp nhiều phương pháp như:
Phương pháp phẫu thuật:
Đối với bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối phương pháp phẫu thuật không còn mang lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư đã di căn vào nhiều cơ quan khác như phổi, não, xương nên phẫu thuật không còn loại bỏ được hết các khối u. Phương pháp phẫu thuật lúc này chỉ giúp loại bỏ bớt các khối u để tránh tình trạng chèn ép lên các cơ quan khác gây đau đớn cho người bệnh và giúp duy trì sự sống.
Phương pháp hóa trị:
Trong các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì hóa trị là phương pháp mang lại hiệu quả tích cực nhất. Hóa trị là sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể bằng các con đường như uống, tiêm. Hóa chất sau khi được đưa vào cơ thể sẽ kìm hãm sự phát triển của các khối u, làm chậm quá trình di căn của các tế bào ung thư. Ngoài ra còn giúp làm teo nhỏ kích thước khối u để việc thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u được dễ dàng hơn.
Mặc dù mang lại hiệu quả tích cực nhưng phương pháp này lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như tình trạng buồn nôn, rụng tóc, táo bón, tiêu chảy... Do đó người bệnh cần chuẩn bị tinh thần, suy nghĩ tích cực để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.
Phương pháp xạ trị:
Xạ trị cũng là một phương pháp được sử dụng để hỗ trợ điều trị giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Phương pháp này sử dụng nguồn năng lượng cao như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư, làm nhỏ kích thước khối u. Qua đó hỗ trợ quá trình phẫu thuật đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bệnh nhân hóa trị cũng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, cơ thể suy nhược, tổn thương ở vùng bị chiếu xạ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể... Do vậy bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể đáp ứng tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tiên lượng thời gian sống cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
- Tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe của người bệnh.
- Khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể người bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc nghỉ ngơi sau khi điều trị...
Ở mỗi người thời gian sống sẽ khác nhau, có người có thể sống khoảng 1 – 2 năm, 3 năm hoặc cũng có thể hơn. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, tỷ lệ bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm ở giai đoạn cuối nếu không được điều trị có thể lên đến 98%.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Đối với những bệnh nhân mà các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác thì tỷ lệ sống sót của bệnh nhân thường rất thấp, dưới 5%. Trung bình thời gian sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã di căn sẽ là 3 tháng, thậm chí là 2 tháng nếu tế bào ung thư đã di căn vào xương.
Tuy nhiên đây chỉ là tiên lượng mang tính chất tham khảo. Trên thực tế thời gian sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy người bệnh không nên bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực nhất có thể thực hiện tốt nhất các hướng dẫn của bác sĩ. Qua đó hỗ trợ cho việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân được tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua những chia sẻ của các bác sĩ Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội bạn đã hiểu rõ hơn về thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Qua đó chủ động điều trị bệnh sớm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu còn điều gì cần giải đáp bạn có thể chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể hơn
Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!