4 PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY CHÍNH XÁC NHẤT HIỆN NAY

Ngày đăng: 14-10-2020 08:21:00

Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận khoảng 700 nghìn ca mắc ung thư dạ dày mới. Đáng buồn thay các ca bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn cuối trong khi người bệnh có thể được phát hiện sớm hơn nhờ phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày.

TÌM HIỂU BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY

Ung thư dạ dày là bệnh có các khối u ác tính trong dạ dày, đa số chúng phát triển từ niêm mạc. các tế bào dạ dày do các tác nhân bên trong và bên ngoài trở nên bất thường trong phân chia, tăng sinh đột ngột, xâm lấn các mô và di căn qua hệ thống bạch huyết. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh, đa số bệnh nhân sẽ tử vong trong thời gian rất ngắn.

Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC, Việt Nam có khoảng 17,5 ngàn người mắc ung thư dạ dày, trong đó có khoảng 15 ngàn người chết vì bệnh mỗi năm. Trên thế giới, ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ mắc cao thứ 3 ở nam giới và cao thứ 4 ở nữ giới.

hình ảnh k dạ dày

80% bệnh nhân ung thư dạ dày không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi khối u phát triển nhanh, bệnh bước vào giai đoạn cuối người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như:

-  Xuất hiện các cơn đau bất thường ở khu vực dạ dày

-  Người luôn mệt mỏi, choáng váng, dễ ngất xỉu

-  Chán ăn, hay nôn ói

-  Sau khi ăn bụng sưng to bất thường kèm cảm giác khó nuốt, ợ nóng

-  Cân nặng người bệnh giảm bất thường

-  Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đau thượng vị dạ dày, đau bụng dưới, sốt cao,...

Có thể nói rằng khi các biểu hiện này xuất hiện thì người bệnh chỉ có thể sống trong một thời gian ngắn. Để phát hiện bệnh sớm, không có cách nào khác ngoài việc thực hiện phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày.

4 PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM UNG THƯ DẠ DÀY HIỆN NAY

Kỹ thuật ngày càng phát triển, y học hiện đại cho phép phát hiện bệnh ung thư dạ dày thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là 4 phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày hiệu quả nhất hiện nay:

1. Phương pháp chụp X – quang

Chụp X – quang là một phương pháp phổ biến trong chẩn đoán các bệnh. Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát những biểu hiện bất thường của dạ dày bên trong dạ dày và thực quản. Bệnh nhân trước khi chụp sẽ được uống chất lỏng có chứa Bari. Sau đó người bệnh được đưa vào máy chụp X – quang nhằm phát hiện các tổn thương bên trong dạ dày. Phương pháp này dễ dàng thực hiện tuy nhiên độ chính xác không cao. Chính vì vậy hiện nay chụp X – quang chỉ được sử dụng tại các phòng khám, cơ sở y tế không có máy nội soi hoặc trường hợp người bệnh không đủ sức khỏe để thực hiện nội soi dạ dày.

phim xquang da day

2. Phương pháp nội soi dạ dày

Nội soi không chỉ là một phương pháp phổ biến trong phát hiện ung thư dạ dày mà phương pháp này còn giúp phát hiện các bệnh dạ dày khác. Các bác sĩ sẽ thông qua đường miệng, đưa thiết bị nội soi dọc theo ống tiêu hóa vào dạ dày để quan sát. Các bác sĩ sẽ nhìn được trực tiếp các tổn thương bên trong dạ dày và tiến hành lấy mô sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Sau đó mẫu sinh thiết sẽ được nhuộm rồi đọc trên kính hiển vi. Phương pháp này giúp phát hiện ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn khối u phát triển từ lớp niêm mạc phủ hoặc ống tiêu hóa. Nếu người bệnh “sợ” cảm giác khi nội soi. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày gây mê để giúp người bệnh thoải mái trong suốt quá trình nội soi.

3. Xét nghiệm ung thư dạ dày sử dụng chất chỉ điểm khối u trong máu

Chất chỉ điểm khối u (CA 72-4, Pepsinogen, CEA, CA 19-9) là một chất phổ biến được sử dụng trong y học nhằm phát hiện khối ung thư dạ dày. Nó không được sử dụng riêng lẻ mà thường được kết hợp với phương pháp tầm soát ung thư. Chất chỉ điểm khối u cho phép phát hiện chỉ số pepsinogen trong máu. Nếu chỉ số này giảm cho thấy niêm mạc dạ dày bị tổn thương và có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

xét nghiệm máu

4. Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày

Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp giúp phát hiện bệnh có độ chính xác cao nhất hiện nay. Tầm soát ung thư cho phép theo dõi các chỉ số huyết thanh liên quan đến sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư niêm mạc dạ dày. Hiện nay, các chỉ số đo lường được sử dụng phổ biến gồm:

* Chẩn đoán ung thư dạ dày dựa trên chỉ số Pepsinogen huyết thanh (tiền enzyme của pepsin) gồm 2 loại:

- Pepsinogen I (PGI): là các tế bào chính của niêm mạc dạ dày vùng đáy tạo ra.

- Pepsinogen II (PGII): chỉ số huyết tại tại các tế bào niêm mạc của tất cả các khu vực trong dạ dày như: tâm vị, vùng đáy, hang vị và hành tá tràng.

Kết quả xét nghiệm chỉ số PGI và PGII huyết thanh phản ánh hình thái và chức năng tại các vùng khác nhau của niêm mạc dạ dày, hành tá tràng. Nếu chỉ số tỷ lệ hoạt động của PGI/ PGII giảm sẽ liên quan chặt chẽ tới việc hình thành các ổ viêm teo dạ dày. Từ các chỉ số này bác sĩ sẽ có cơ sở để tầm soát, đánh giá phát hiện ung thư dạ dày.

 Nếu chỉ số PGI huyết thanh > 70 ng/ml thì người bệnh đã bị tiền ung thư hoặc đã mắc ung thư dạ dày.

* Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư dạ dày:

Ngoài chỉ số huyết thanh PGI, bác sĩ còn xác định bệnh thông qua chỉ số CA72-4, CA19-9, CEA. Việc lần theo dấu vết của ung thư dạ dày trong máu tuy không thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu nhưng lại rất hiệu quả khi theo dõi sự phát triển của bệnh. Điều này có vai trò rất lớn trong quyết định chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp từ bác sĩ.

Có thể thấy rằng khoa học hiện đại cho phép xét nghiệm ung thư dạ dày đa dạng, độ chính xác ngày càng tăng cao. Việc xét nghiệm là biện pháp duy nhất hiện nay nhằm phát hiện ung thư. Chính vì vậy, nếu bạn bị bệnh dạ dày hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm và phát hiện ung thư dạ dày sớm nhất.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353