Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú như thế nào?

Ngày đăng: 26-05-2020 16:42:10

Ung thư tuyến giáp thể nhú là dạng bệnh hay gặp nhất của ung thư tuyến giáp. Bệnh có thể điều trị dễ dàng với tiên lượng sống cao thông qua các phương pháp như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,...

TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ

1. Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?

K giáp thể nhú là dạng phổ biến nhất của k giáp. Bệnh chiếm tới 70 – 80% tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Bệnh có thể tấn công mọi giới tính và lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở đối tượng phụ nữ ngoài 35. Đáng chú ý, ung thư tuyến giáp thể nhú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ dưới 25 tuổi. Bệnh có thời gian tiến triển chậm, dễ dàng điều trị, tiên lượng sống trên 10 năm lên tới 95%.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh K giáp thể nhú vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, khoa học đã chỉ ra được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: phơi nhiễm phóng xạ, yếu tố di truyền, dinh dưỡng, thay đổi hormone do mang thai, sinh con và tiền mãn kinh ở phụ nữ,...

2. Dấu hiệu của ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú hầu hết không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện lâm sàng như: mệt mỏi, chán ăn, vùng cổ bị sưng, có thể sờ thấy khối u nhỏ, khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng nói,....

Để chẩn đoán đúng bệnh K giáp thể nhú, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như:

- Tiền sử gia đình có người mắc K giáp không?

- Có làm việc và sinh sống trong môi trường nhiễm phóng xạ không?

- Có từng sử dụng phóng xạ để chữa bệnh không?

- Các hạch bạch huyết có sưng to hay không?

- Khối u tuyến giáp có phát triển không? Người bệnh cảm thấy như thế nào?

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ K GIÁP THỂ NHÚ

Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại K giáp có tiên lượng sống cao nhất. Có đến 95 % bệnh nhân có thời gian sống trên 10 năm sau khi điều trị. Bệnh được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Dưới đây là một số phương pháp giúp tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư:

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp được chỉ định đầu tiên với người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thể nhú. Có 2 dạng phẫu thuật gồm: cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp và cắt bỏ một phần tuyến giáp. Đa số bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp bởi:

- Tế bào ung thư tuyến giáp thể nhú phát triển phân tán trong toàn bộ tuyến giáp, nếu chỉ cắt một phần tuyến giáp thì tỷ lệ bệnh tái phát sẽ rất cao.

- Sau phẫu thuật người bệnh sẽ tiếp tục điều trị bằng Iod phóng xạ. Phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất chỉ khi không còn mô giáp bình thường  bởi mô giáp khỏe mạnh sẽ bắt hết iod phóng xạ khiến chúng không thể tìm thấy tế bào ung thư và tiêu diệt.

- Thống kê của các bệnh viện hàng đầu trong điều trị K giáp thể nhú cho thấy việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tái phát sau điều trị.

Trong trường hợp khối u ác tính tuyến giáp có kích thước nhỏ hơn 1cm, chỉ nằm trong một bên thùy giáp, không có hiện tượng xâm lấn, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc chỉ cắt đi một bên thùy. Tuy nhiên, tỷ lệ chọn cắt một phần tuyến giáp khá thấp bởi nguy cơ tái phát sau phẫu thuật là rất cao. Khi cắt hoàn toàn tuyến giáp, người bệnh sẽ phải dùng hormone thay thế suốt đời.

2. Sử dụng Iod phóng xạ

Sau phẫu thuật, để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị bằng Iod phóng xạ. Trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú, loại phóng xạ thường được sử dụng là I-131. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn nhân giáp ung thư, hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát. Sau phẫu thuật người bệnh cần được cách ly để đảm bảo an toàn.

cho bệnh nhan uong xa

3. Phương pháp hóa trị

Ngoài hai phương pháp trên, hóa trị cũng được coi là một phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nên ít khi được chỉ định. Chỉ khi khối u quá to, phát triển xâm lấn ra cơ quan ngoài tuyến giáp, di căn tới gan, xương,... thì bác sĩ mới chỉ định hóa trị.

hóa trị

Có thể thấy việc điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú ngày nay rất phát triển, hiệu quả cao, ít tác dụng phụ với người bệnh. Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần được phát hiện khối u càng sớm càng tốt. Hãy giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng một lần nhằm đảm bảo phát hiện sớm nhất K giáp và các bệnh khác.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353