Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp. Chính vì vậy, trong và sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Dưới đây là những điều bệnh nhân tuyến giáp cần chú ý trong chế độ ăn hằng ngày
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP
NHỮNG THỰC PHẨM BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP KHÔNG NÊN ĂN
|
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP
- Rau có màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, súp lơ, rau diếp, rau cần,… được cho là rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Các loại rau này có chứa rất nhiều magie, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Nếu bạn có các biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, đau mỏi cơ, nhịp tim bất thường … thì đây cũng là những biểu hiện của thiếu magie. Bệnh nhân K giáp hãy bổ sung rau xanh đậm hàng ngày để tăng cường sức khỏe và tốt cho tuyến giáp.
- Các loại hạt
Không chỉ với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, các loại hạt rất tốt cho cả bà bầu, phụ nữ cho con bú, học sinh và người làm việc trí óc. Các loại hạt như macca, hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt bí,… là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Thường xuyên ăn các loại hạt, người bệnh sẽ được cung cấp nguồn protein lành mạnh, kẽm, đồng, vitamin nhóm B, vitamin E,… giúp hoạt động của tuyến giáp diễn ra trơn tru hơn.
- Thực phẩm giàu vitamin A, C, E, nhóm B
Vitamin A, C,E là nhóm vitamin chống oxy hóa rất tốt. Các loại vitamin này loại bỏ các tổn thương ở tuyến giáp. Thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa nhất là hoa quả tươi. Các loại hoa quả như đu đủ, táo, cam, ổi,… đều giàu vitamin và rất tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,… cũng rất tốt cho cơ thể người bệnh. Vitamin nhóm B sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm, đồng, sắt
Các vi chất này tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại có vai trò không thể thay thế. Kẽm giúp tăng mức TSH đồng thời thúc đẩy sản sinh hormone tuyến giáp. Sắt hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp được trơn tru hiệu quả hơn. Các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày như nấm, củ cải, rau mồng tơi chứa rất nhiều khoáng chất sắt, đồng, kẽm cực kỳ tốt cho người bệnh K giáp.
- Thực phẩm giàu I ốt
I ốt đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động tổng hợp hormon tuyến giáp. Thiếu I ốt là nguyên nhân gây nhiều bệnh về tuyến giáp trong đó có ung thư tuyến giáp. I ốt có nhiều nhất trong muối bổ sung I ốt. Ngoài ra, một số thực phẩm khác như các loại tảo biển, rong biển, tôm cá biển cũng giàu I ốt và rất tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều I ốt dẫn đến dư thừa lại gây nên tình trạng viêm tuyến giáp, người bệnh cần lưu ý.
- Thực phẩm nhiều Omega-3
Omega-3 là dưỡng chất được khuyên có thể bổ sung hàng ngày, ngay cả với người bình thường. loại acid béo này rất tốt cho sức khỏe và trí não, cần thiết cho việc sản sinh và điều tiết mức T3 của tuyến giáp. Các là loại thực phẩm chứa nhiều acid Omega-3, đặc biệt là cá hồi. Ngoài ra, các thực phẩm khác như cá hồng, cá ngừ, cá mòi, cá bơn, tôm cũng chứa nhiều acid béo này.
- Các loại hải sản
Người bệnh tuyến giáp thường được khuyên ăn nhiều hải sản như tôm, cua, cá. Trong hải sản có chứa nhiều vi chất tốt như I ốt, kẽm, các vitamin nhóm B và omega 3. Nguồn protein từ hải sản cũng là protein tốt hơn protein từ động vật, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn thường xuyên.
NHỮNG THỰC PHẨM BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP KHÔNG NÊN ĂN
- Các thực phẩm từ đậu nành
Quá trình sản sinh hormone tuyến giáp có thể bị cản trở bởi một số chất có trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành hay đậu phụ. Đậu nành sẽ làm giảm khả năng hấp thu I ốt. Tuy nhiên, các sản phẩm từ đậu nành lên men như natto, tương miso thì lại rất tốt. Người bệnh ung thư tuyến giáp hay mắc các bệnh khác như suy giáp, cường giáp đều không nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chưa được lên men.
- Các loại rau họ cải
Người bệnh ung thư tuyến giáp cần kiêng ăn các loại rau họ cải như cải xoăn, cải mèo, cải ngọt, cải đắng,… bởi rau họ cải có chứa rất nhiều Isothiocyanates làm cản trở hoạt động của tuyến yên. Khi ăn rau họ cải, người bệnh cần luộc chín để loại bỏ các chất trên.
- Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn chưa bao giờ được khuyến khích dùng cho người bệnh. Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư tuyến giáp cũng cần tránh xa các loại thực phẩm này. Trong thức ăn chế biến sẵn thường chứa đậu nành, calo rỗng, chất béo xấu và các chất phụ gia không tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Đặc biệt, trong đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất béo xấu cao làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp và giảm tác dụng của thuốc điều trị ung thư tuyến giáp.
- Nội tạng động vật
Người Việt có thói quen sử dụng nội tạng động vật như tim, gan, thận, phổi, dạ dày,…để làm thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, nội tạng động vật lại có rất nhiều acid lipoic, có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp nếu bị dư thừa. Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị ung thư tuyến giáp cũng cần tuyệt đối kiêng ăn nội tạng động vật, tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Các thực phẩm chứa nhiều Gluten
Gluten là một protein được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúc mạch và lúa mạch đen. Gluten làm ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột. Có khoảng 10% dân số không dung nạp được gluten, dẫn đến tình trạng đầy hơi đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng, khi ăn các loại thực phẩm có chứa protein này. Gluten cũng gây ra các phản ứng miễn dịch tự động, tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp hoặc cường giáp. Vì vậy, chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh loại thực phẩm này.
- Thực phẩm nhiều đường và chất xơ
Thực phẩm nhiều chất xơ luôn được khuyên dùng bởi nó tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chất xơ khi được dung nạp quá nhiều sẽ ngăn cản sự hấp thu thuốc của bệnh nhân điều trị K giáp. Người bệnh chỉ cần hạn chế ăn chất xơ, chứ không cần loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Đường và chất tạo ngọt cũng không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ bị suy giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân nhanh, tăng nguy cơ tiểu đường cho người bệnh.
- Thực phẩm giàu canxi, thực phẩm chứa caffeine
Canxi và caffeine làm cản trở trực tiếp quá trình hấp thu thuốc của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Vì vậy, người bệnh tuyến giáp không nên uống sữa, cà phê trong khoảng 1 tiếng uống thuốc điều trị bệnh. Như vậy sẽ đảm bảo được hiệu quả của thuốc điều trị.
Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!