6 sai lầm thường gặp về bệnh tuyến giáp

Ngày đăng: 18-05-2020 11:09:53

Bệnh tuyến giáp không còn quá xa lạ với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Tuy nhiên, người bệnh vẫn còn khá nhiều hiểu lầm về việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh lý tuyến giáp. Những sai lầm đó là gì?

1. Nồng độ TSH tốt chứng tỏ bạn không mắc bệnh tuyến giáp

TSH là hormone được tuyến yên tiết ra nhằm kích thích tuyến giáp hoạt động. Khi chẩn đoán cũng như tầm soát bệnh lý tuyến giáp, TSH là một chỉ số quan trọng nhằm xác định bạn có đang mắc bệnh tuyến giáp hay không. Tuy nhiên, không phải khi nào nồng độ hormone TSH ở mức bình thường cũng có thể khẳng định bạn không mắc bệnh lý tuyến giáp.

TSH

Nồng độ TSH phụ thuộc vào phạm vi tham chiếu của bác sĩ, tuổi của người bệnh và mối liên quan giữa TSH và các xét nghiệm tuyến giáp khác nhau. Để biết chính xác bạn có đang mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp hay không, cần đồng thời xét nghiệm chỉ số TSH cùng chỉ số hormone T3 và T4. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xem xét đến tiền sử bệnh án, tiền sử gia đình, các triệu chứng lâm sàng khác. Một số bệnh nhân tuyến giáp có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng chỉ số TSH lại bình thường, vì vậy không thể khẳng định TSH tốt là bạn không mắc bệnh. Dựa vào các yếu tố chi tiết trên, bác sĩ mới có thể khẳng định bạn có mắc bệnh tuyến giáp hay không.

2. Chỉ có ít loại thuốc điều trị suy giáp

Khi biết mình mắc bệnh suy giáp, nhiều bệnh nhân đã lo lắng khi nghĩ rằng chỉ có ít loại thuốc có thể điều trị được bệnh. Hiện nay, khoa học rất phát triển, có rất nhiều loại thuốc hiệu quả cao trong điều trị bệnh suy giáp ra đời. Trong đó phải kể đến cái tên vàng “levothyroxin”. Đây là loại thuốc được biết đến với khả năng thay thế hormone tuyến giáp tốt nhất, giúp người bệnh suy giáp có cuộc sống bình thường.

3. Cường giáp sẽ khiến tất cả người bệnh sút cân

Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh cường giáp là người bệnh sẽ sút cân nhanh chóng không rõ nguyên do mặc dù vẫn ăn uống tốt. Cường giáp khiến người bệnh sản sinh lượng hormone tuyến giáp T3 và T4 nhiều hơn bình thường, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tiêu tốn năng lượng, gây nên tình trạng giảm cân. Tuy nhiên, trong thực tế, một số ít bệnh nhân cường giáp lại gặp phải tình trạng tăng cân. Điều này là do cường giáp sẽ khiến người bệnh cảm thấy thèm ăn và ăn nhiều hơn bình thường. Đặc biệt là lượng tinh bột nạp vào cơ thể nhiều, khiến cân nặng tăng nhanh ngay cả khi hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh. Vì vậy, tăng hay giảm cân không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh tuyến giáp.

sut can4. Khi mắt lồi chứng tỏ bệnh nhân mắc cường giáp Graves

Khi mắc bệnh cường giáp, nhiều người bệnh sẽ có triệu chứng mắt lồi ra. Điều này khiến nhiều người tin rằng cứ lồi mắt là mắc bệnh cường giáp Graves. Điều này hoàn toàn không đúng. Triệu chứng mắt bị lồi thường liên quan đến hiệu ứng thay đổi toàn thân của vấn đề tự miễn. Lồi mắt thường đi kèm với khô mắt, mờ mắt, nhìn vật thấy nhân đôi. Mặc dù mắt lồi là triệu chứng chung khi mắc Graves nhưng không phải ai bị bệnh cũng gặp phải tình trạng này.

Bệnh nhân bị lồi mắt do mắc bệnh tuyến giáp có thể cải thiện triệu chứng này sau vài năm bằng cách dùng nước mắt nhân tạo hoặc uống steroid. Nếu mắt đau, khô và thị lực suy giảm mạnh, người bệnh có thể nhờ phẫu thuật can thiệp.

5. Chỉ phụ nữ mới mắc bệnh tuyến giáp

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp thường cao gấp 3 – 4 lần đàn ông. Tuy nhiên, quan điểm chỉ phụ nữ mới mắc bệnh là hoàn toàn sai lầm. Nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao khi có các yếu tố như: di truyền, môi trường nhiễm phóng xạ, chế độ dinh dưỡng thiếu Iốt,….

6 sai lam ve benh tuyen giap

Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao nhất ở giai đoạn dậy thì, mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn lượng hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi thất thường kéo theo các rối loạn khác của cơ thể. Tuy nhiên, thực tế bệnh lý tuyến giáp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới. Ở đàn ông, nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp tăng theo tuổi tác. Vì vậy, việc tầm soát bệnh tật là cần thiết với tất cả mọi người.

6. Tất cả khối u trong tuyến giáp đều là ung thư

Khi được chẩn đoán có khối u trong tuyến giáp, nhiều bệnh nhân đã lo lắng khi nghĩ tất cả khối u đều là ung thư. Thật đáng mừng, chỉ có 3% khối u tuyến giáp là u ác tính. U tuyến giáp lành tính có thể đến từ bệnh cường giáp, suy giáp hay các nhân giáp lành. Một vài trường hợp u tuyến giáp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh nhân mắc tuyến giáp lành tính cũng có thể được trị khỏi bệnh khá nhanh chóng. Với bệnh u tuyến giáp ác tính, người bệnh có thể điều trị với tiên lượng sống cao thông qua các phương pháp như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị bằng thuốc,….. So với các loại ung thư khác như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư xương,…. Thì ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống cao hơn hẳn.

Có thể nói, kiến thức về bệnh tuyến giáp khá nhiều nhưng người bệnh vẫn rất dễ nhầm lẫn. Để có chẩn đoán chính xác về bệnh cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả cao, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

02438552353